Thép Indeco

Indeco Steel

Hotline: (028) 3854 9667

Chịu áp lực đầu vào, loạt thương hiệu lớn điều chỉnh tăng 150.000 đồng, nâng giá thép cao nhất lên 17,6 triệu đồng/tấn. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng một tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5.2022.

Theo ghi nhận của Lao Động, từ 21.3, Hòa Phát nâng giá thép thanh vằn D10 CB300 thêm 150.000 đồng, lên 15,99 triệu đồng một tấn.

Riêng Thép Thái Nguyên điều chỉnh tăng 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, lên mức 15,86 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 cũng được điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn, lên mức giá 15,96 triệu đồng/tấn.

Thậm chí, Pomina có giá cao hơn hẳn khi bán ra với giá 17,57 triệu đồng một tấn cho CB240 và 17,6 triệu đồng một tấn cho D10 CB300.

Thép Việt Nhật cũng nâng 160.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, lên mức giá 16,04 triệu đồng/tấn.

Thép Tung Ho miền Nam cũng điều chỉnh tăng 160.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300. Giá của sản phẩm này hiện ở mức 15,94 triệu đồng/tấn.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép cuộn CB240 đã có 5 đợt điều chỉnh tăng, tuỳ thương hiệu. Ảnh: Tuấn Nguyên 

Thương hiệu Thép Việt Mỹ tại miền Bắc nâng 150.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, lên mức giá 15,83 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, Thép Việt Mỹ điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, lên mức giá 15,73 triệu đồng/tấn.

Tại miền Nam, Thép Việt Mỹ cũng điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá lần lượt là 15,73 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép cuộn CB240 đã có 6 đợt điều chỉnh tăng liên tiếp; mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng một tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5.2022.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá thép tăng là do nguyên liệu đầu vào tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ.

Thực tế, các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Nam Kim, VNSteel lần lượt báo lỗ kỷ lục trong quý IV/2022 khi tiêu thụ thép giảm, tồn kho cao.

Đơn cử, Hoà Phát lỗ gần 2.000 tỉ đồng trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp này lãi hơn 7.400 tỉ đồng.

Còn Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG) công bố lợi nhuận sau thuế âm hơn 350 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 450 tỉ đồng. Đây là năm đầu tiên doanh nghiệp này lỗ sau 10 năm lãi lớn.

Giá thép có đạt đỉnh mới? Theo VSA, giá thép tăng giữa lúc nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi mà do biến động giá đầu vào.

Trong thời gian tới, tiêu thụ cũng sẽ chậm lại khi các dự án dân dụng khởi động rất ít do tâm lý thận trọng đầu tư trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô còn biến động khó lường.

Trong khi đó, động lực của năm 2023 và 2024 chủ yếu dựa vào vốn đầu tư công và vốn FDI. Tuy nhiên, rủi ro chậm triển khai của nhóm này vẫn còn lớn…

Do đó, giá sẽ khó tăng đột biến. Tuy nhiên, cũng có thể quay lại mức đỉnh hoặc lập đỉnh nếu giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao.

Còn một số chuyên gia nhận định, nhiều khả năng giá thép sẽ đi ngang do một số nhà máy đã khởi động lại các lò luyện phôi nên tình trạng khan hiếm có thể nhanh chấm dứt.

Nguồn tin: Lao động

Call Us
contract
messenger
Zalo
Map